Friday, October 4, 2013

Bệnh Giang mai là gì

Giang mai là bệnh xuất hiện từ thời thượng cổ, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên.

Bệnh Giang mai cũng là một bệnh do vi khuẩn gây ra. Xoắn khuẩn giang mai (T. pallidum) có sức đề kháng rất yếu với môi trường ngoại cảnh, chúng chỉ sống được không quá vài giờ. Ở môi trường khô, chúng chết nhanh chóng, ngược lại trong môi trường ẩm ướt, chúng có thể sống được vài chục phút. Xà phòng có thể tiêu diệt được xoắn khuẩn giang mai trong vài phút.

Bệnh giang mai lây truyền như thế nào?

Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi giao hợp không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da, niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn.

Bệnh giang mai có những biến chứng gì?

Giang mai có rất nhiều biến chứng, chúng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Có thể nói rằng “giang mai là một diễn viên biệt tài”, có thể đóng vai mang đặc điểm của hơn chục bệnh nội, ngoại khoa khác nhau, đơn giản vì xoắn khuẩn giang mai có thể gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể, từ da, niêm mạc, mắt đến các nội tạng như gan, tim mạch, thần kinh (bệnh xã hội). Một số biến chứng nguy hiểm là viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần, viêm gan. Giang mai bẩm sinh có thể gây tử vong cho thai nhi hoặc dị dạng thai sau khi sinh.

Biểu hiện của bệnh Giang Mai bẩm sinh

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nặng, đe dọa tính mạng trẻ sơ sinh, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng tới sự phát triển của giống nòi. Nhưng bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được, nếu bệnh giang mai ở thai phụ được phát hiện và điều trị kịp thời.

Là do trong người mẹ đã bị lây nhiễm bệnh trước thời kỳ mang thai hoặc trong thời kỳ mang thai, các xoắn khuẩn giang mai Treponema Pallidum lây truyền từ mẹ sang con.



Thông thường xoắn khuẩn giang mai theo đường máu lây từ mẹ sang thai nhi vào tháng thứ 5 ( tuần thứ 18 đến tuần 20 trở đi) của thai nhi, khi rau thai đã mỏng đi và máu mẹ trực tiếp giao lưu với máu con. Nhưng theo những nghiên cứu mới đây của y học thế giới cho thấy xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiềm từ mẹ sang thai nhi sớm hơn nhiều, sự lây nhiễm này có thể diễn ra ở thai 9 tuần tuổi. Khi thai phụ mắc bệnh giang mai ở giai đoạn mới và lây như giang mai thời kỳ 1, thời kỳ 2 thì nguy cơ lây truyền sang thai nhi rất lớn. Nếu phát hiện bệnh kịp thời và điều trị đầy đủ cho thai phụ thì khả năng lây sang thai nhi sẽ rất hiếm.

 Tùy theo mức độ bị lây nhiễm nặng hay nhẹ, bệnh giang mai bẩm sinh sẽ có những nét khác nhau:

 Nếu thai nhi bị nhiễm khuẩn một cách ồ ạt thì sẽ không tồn tại được và bị sảy thai.

 Nếu nhẹ hơn: sẽ bị chết lưu hoặc đẻ non, và em bé rất ít khi sống sót.

 Nếu nhiễm khuẩn một cách nhẹ hơn nữa: Thai nhi có thể đẻ đủ ngày đủ tháng, nhìn có vẻ bình thường, nhưng sau vài ngày hoặc vài tháng, một năm sẽ thấy xuất hiện các thương tổn của giang mai như: bọng nước ở lòng bàn tay, bàn chân chẩy nước  mủ lẫn máu, nứt mép hoặc bị kiệt cánh tay do viêm xương và sụn. Người ta gọi là những thương tổn của bệnh “ giang mai bẩm sinh sớm”,  thường xuất hiện  trong vòng 2 năm đầu đời của em bé.

 Tuy nhiên giang mai bẩm sinh có thể xuất hiện  muộn hơn nữa, khi em bé đã lên 5 – 6 tuổi, thậm chí đã  trưởng thành. Đó là bệnh “giang mai bẩm sinh muộn”.

Giang mai bẩm sinh biểu hiện thế nào?

 Giang mai bẩm sinh chẳng qua cũng chỉ là giang mai mắc phải, nhưng khác ở chỗ: Em bé đã bị lây nhiễm và mắc bệnh từ khi còn là thai nhi nằm trong bụng mẹ.Xoắn khuẩn Giang mai đã dùng đường máu dây rốn để đi thẳng vào cơ thể thai nhi và gây bệnh cho thai nhi.

 Vì vậy, giang mai bẩm sinh không có thời kỳ thứ nhất, nghĩa là không có vết loét ban đầu của “săng giang mai” như  trường hợp bệnh mắc phải do quan hệ tình dục với người có bệnh. Các biểu hiện  chủ yếu là các thương tổn thuộc thời kỳ  thứ 2 hoặc thứ 3. Đặc biệt hay gặp là:
 Bọng nước ở lòng bàn tay, bàn chân; Chảy nước mũi có lẫn máu, khó thở; Sẩn ướt, loét ở quanh hậu môn sinh dục;Gan to, vàng da, ven xanh nổi lên ở vùng da bụng; Trẻ gầy yếu, nhăn nheo, trán do, mũi gẫy…v..v…